Theo nghĩa đen, thanh thử tức làm mát khí nắng. Nắng tức là khí độc thuộc về loài dương. Tâm là 1 tạng thuộc về hành hỏa, hai đằng cùng loài với nhau, khí nắng hay phạm vào tâm trước, đó cũng là đồng khí tương cầu vậy.
Lại trong mình người ta, hễ bị nóng thì khí tiết ra. Nội kinh nói rằng: Mạch hư , mình nóng, là chứng thương thử ( bị cảm khí nắng), mình nóng đỏ tức là khí muốn tiết ra vậy. Những chứng: nhức đầu, miệng khô, mặt sạm, mồ hôi tự đổ, nôn ọe, mỏi mệt, cũng đều là chứng của bệnh thương thử, lúc xem bệnh cần phải nhớ kĩ.
Thương thử có khi kèm cả thương-phong, có khi kèm cả thương hàn, có khi kèm thương thấp(bị cảm hơi ẩm), có khi kèm cả thương thực (bị hại về đồ ăn- ngộ độc), có khi vì uống rượu giữa nắng, dẫn cho khí nắng vào trong, có khi vì tránh nắng ngồi trong nhà sân, khí nắng không hả được mà nhiễm vào.. Lại có người cảm nắng mà chân tay giá lạnh, gọi là thử quyết, có người cảm nắng mà mê man không biết gì- gọi là trúng thử. Khiết Cổ nói rằng: trúng thử là chứng âm, là chứng không đủ, bởi vì phế chủ về khí hư, cho nên trúng thử phần nhiều là chứng hư, không thể theo như cách chữa bệnh trúng phong.
Theo sách thuốc gia truyền kinh nghiệm, thiên thứ năm có đề cặp tới 5 bài thuốc thuộc chứng này:
- Tứ vị hương nhu ấm
- Thanh thử ích khí thang
- Sinh mạch tán
- Lục nhất tán
- Ngũ sinh tán
Mời bạn đọc đón xem !