Trong mình người ta, khí là vệ, huyết là vinh.

Nội kinh nói rằng : Vinh là tinh của nước và gạo, điều hòa 5 tạng, tưới rấy 6 phủ… Tinh ấy sinh ra tự Tỳ, tụ lại ở tâm, chứa đựng ở can; dẫn khắp đi ở phế, di tháo ra bởi Thận, tưới dội cho cả 1 thân. Mắt nhờ có nó mới có thể trông, tai nhờ có nó mới có thể nghe, tay nhờ có nó mới có thể cầm, thân nhờ có nó mới có thể bước, các tạng nhờ nó mới có tân dịch, các phủ nhờ đó mới có khí ra-vào-lên-xuống, thấm nhuần tuyên thông, gì gì cũng bởi nó.

Vì có sự ăn uống tẩm bỏ hàng ngày, khí dương sinh ra, khí âm lớn lên, cho nên có thể lấy nước tinh ấy mà làm cho hóa ra sắc đỏ, mà đưa ra các mạch, ấy là huyết. Huyết đầy thì mạnh, nó thịnh vượng thì các kinh nhờ đó mà có cái nuôi, nó suy yếu thì trăm mạch đều phải trống rỗng. Vì vậy, huyết thịnh thì hình thịnh, huyết suy thì hình suy, nó là vật sinh ra thì khó, hao đi thì dễ.

Giả sử Âm khí (khí chỉ về huyết) đã bị hại, thì các chứng kéo lê tức thì nó đi lên trên, thì thành thổ ra huyết, đổ máu cam; nó đi xuống dưới thì thành đại tiện ra huyết, nó kiệt ở trong thì thành hư lao, nó khô ở ngoài thì thành gầy mòn, nó thấm vào tử cung mà chục ra thì thành băng huyết.. Các chứng đó đều là bệnh về huyết. Những thuốc trị huyết tức là thuốc làm cho huyết được điều hòa. Thí dụ, huyết nóng thì làm cho mát, huyết lạnh thì làm cho ấm, huyết ứ thì làm cho thông, huyết hư thì làm cho vượng…. Tóm lại đều làm cho huyết cân bình, không bệnh.

Trong Sách thuốc gia truyền Kinh nghiệm có đề cập tới 13 bài thuốc về huyết, bao gồm:

  1. Tứ vật thang
  2. Đương qui bổ huyết thang
  3. Quy tì thang
  4. Nhân sâm dưỡng vinh thang
  5. Khái huyết phương
  6. Long não kê ô hoàn
  7. Thanh yết thái bình hoàn
  8. Độc thánh tán
  9. Tê giác địa hoàng thang
  10. Đào nhân thừa khí thang
  11. Hòe hoa tán
  12. Thược dược thang
  13. Tiểu kế ấm tử

Mời bạn đọc đón xem ở các bài viết tiếp theo!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *