Tà khí ở biểu thì hãn (cho ra mồ hôi) , ở lý thì hạ (cho ra đại tiện). Trong mình người ta, nguyên khí chu-lưu, không thể chứa được 1 mây tà khí, nếu có chỗ nào bị tà-khí đọng trệ, thì nó làm cho kinh lạc bế tắc, âm dương cách bức mà thành ra bệnh. Hoặc hàn , hoặc nhiệt, hoặc khí, hoặc huyết, hoặc đờm, hoặc đồ ăn không tiêu, chứng bệnh không phải chỉ có 1 thứ. Nhẹ thì dùng thuốc tiêu mà khỏi, nặng thì dùng thuốc hạ -để cho cặn bã tiết ra hết thì chính khí mới trở lại được. Những thuốc công lý, là thuốc làm cho phải đi đại tiện vậy.

Nhưng mà những thuốc công hạ, phải cho thuốc vừa với bệnh là hay. Nếu tà khí nặng mà thuốc nhẹ quá thì sức thuốc không đủ địch lại bệnh, nếu tà khí nhẹ mà thuốc nặng quá thì Trường Vỵ sẽ bị hại vì thuốc, có khi vì thế mà chết người. Cho nên phải nhớ rất kỹ, và khi dùng thuốc phải cẩn thận lắm mới được.

Theo sách thuốc gia truyền kinh nghiệm, chương thứ mười một, gồm 11 bài thuốc. Những bài thuốc này đều là thuốc công phạt dữ dội. (những bài công phạt nhẹ hơn sẽ được phổ biến ở chương”Thuốc tiêu dao”). Cẩn trọng khi ứng dụng!!!.

  1. Đại thừa khí thang
  2. Tiểu thừa khí thang
  3. Điều vị thừa khí thang
  4. Đào nhân thừa khí thang (cũng được liệt kê ở mục chữa huyết)
  5. Đại hãm hung thang
  6. Tiểu hãm hung thang
  7. Đại hãm hung hoàn
  8. Tam vật bị cấp hoàn
  9. Mộc hương tân lang hoàn
  10. Đại sài hồ thang
  11. Phòng phong thông thánh tán

Mời quý độc giả đón đọc!!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *