Nhuận táo nghĩa là làm cho chứng táo nhuần lại. Nội kinh nói rằng: các chứng ‘rét’, ‘khô’, ‘cạn’, ‘se’, ‘cứng’, ‘rắn’, ‘run’, đều thuộc về táo. Coi đó biết nó là khí của hai hành táo kim, về kinh Dương minh, tức là phế và đại trường vậy. Kim là cái nguồn sinh ra Thủy, vì cái nguồn hạn nên Thủy đó bị tuyệt, nó không tưới khắp mình, nuôi xương thịt, cho nên khô ráo không nhuần ướt. Ngoài đó, hoặc vì dùng thuốc hãn-hạ nhiều quá, làm mất tân dịch, hoặc vì phòng sự nhiều quá thành ra hư kiệt, hoặc vì uống nhiều những thuốc kim, thạch hay uống rượu nặng, ăn đồ béo; đều có thể giúp cho tà-hỏa làm hao chân âm. Chứng táo ở ngoài thì bị phù rát họng, ở trong thì tân dịch ít, ráo khát; ở trên thì họng khô, mũi se; ở dưới thì ruột khô, đại tiện bí; ở chân tay thì gầy yếu không có lực; ở mạch thì sác- tế mà vy- Đó đều là chứng âm-huyết bị hỏa nhiệt làm hại vậy.
Chững những chứng đó, phải dùng thuốc ngọt, lạnh, nhuần ướt; vì rằng là vị ngọt có thể sinh huyết, vị lạnh có thể đè được khí nóng, vị nhuần ướt có thể trừ được ráo, khiến cho kim vượng, thủy sinh thì hỏa yên mà bệnh táo phải lui.
Theo sách thuốc gia truyền kinh nghiệm- thiên thứ 9, có 8 bài thuốc gia truyền nhuận táo:
- Trích cam thảo
- Mạch môn đông thang
- Hoạt huyết nhuận táo sinh tân thang
- Quỳnh ngọc cao
- Tứ áo dưỡng vinh thang
- Nhuận trường hoàn
- Thông u thang
- Địa hoàn ấm tử
Mời quý độc giả đón đọc !!!