Hàn tức là lạnh, khí lạnh trúng vào phần biểu thì nên làm cho mồ hôi đổ ra, khí lạnh trúng vào phần lý thì nên làm cho bên trong ấm nóng. Bởi vì thân thể người ta lấy khí dương làm chủ. Nội kinh nói rằng: Dương khí là trời và mặt trời, nó bị mất chỗ của nó thì tắt- đứt mà không rõ rệt. Khí dương với người ta quan hệ như vậy, khí lạnh là cái khí thê thầm, giá rét thuộc về phần âm, âm thịnh thì dương phải suy, hễ mà dương kiệt thì chết. Trọng cảnh làm sách, trước đem bệnh thương hàn mà bàn, thực là muốn lấy bệnh hàn làm đại cương mà nói cho rõ những lệ chữa bệnh hàn.

Trong sách Trọng Cảnh, bệnh thương hàn : Về 3 kinh dương (thái dương, thiếu dương, dương minh) thì dùng Quế chi, ma hoàng, sài hồ, cát căn là thuốc tân ôn để làm cho tan. Về 3 kinh âm (thái âm, quyết âm, thiếu âm) nếu không mượn sức của Khương, phụ, quế, thù (ngô thù) là thuốc cay nóng ;Sam Truật, Cam thảo là thuốc ngọt ấm thì không thể trừ được cái độc của khí âm-hàn mà đem lại khí nguyên dương. Các bệnh hàn thấp đều coi đó mà suy.

Theo sách thuốc gia truyền kinh nghiệm, có 12 bài thuốc về trị hàn, bao gồm:

  1. Lý trung thang
  2. Tứ nghịch thang
  3. Đương qui tứ nghịch thang
  4. Tứ nghịch tán
  5. Chân vũ thang
  6. Ngô thù du thang
  7. Đại kiến trung thang
  8. Tiểu kiến trung thang
  9. Bạch truật phụ tử thang
  10. Hồi dương cứu cấp thang
  11. Tứ thần hoàn
  12. Đạo khí thang

Mời bạn đọc đón xem!!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *