Nội kinh nói rằng : các khí tích uất đều thuộc phế. Lại nói: giận thì khí bốc lên, mừng thì khí hoãn lại, thương thì khí tiêu đi, sợ thì khí chụt xuống, lạnh thì khí thu lại, nóng thì khí tiết ra, kinh thì khí loạn, nhược thì khí bị hao, nghĩ ngợi nhiều thì khí kết lại. Chín khí không giống nhau, trăm bệnh sinh ra bởi nó.

Trong mình người ta có thể sống được là nhờ cái khí ấy. Nguồn của nó ra từ trung tiêu. Tóm lại là ở phế, bên ngoài thì giữ gìn cho phần biểu, bên trong thì lưu hành ở phần lý, chạy khắp một thân, không nghỉ 1 giây nào, hoạt động ra – vào – lên – xuống, đêm ngày có thưởng độ. Khi khí thất thường, trong hóa đục, lành hóa trệ, phần biểu mất cái hộ vệ mà thành không hòa, phần lý mất cái vận tải mà thành không thuận. Khí vốn thuộc về dương nên nếu nó quá mạnh thì biến thành bệnh hỏa. Lưu Hà Gian nói rằng: năm chí quá cực đều là hỏa. Chu Đan Khê nói rằng: khi có dư thì là Hỏa.

Trong mình người ta có Tôn khí, Trung khí, Vinh khí, Vệ khí, Nguyên khí… Các thứ khí ấy lúc lành thì giúp cho sự sống, đến lúc có bệnh thì nó biến ra khí lạnh, khí nóng, khi hư khi trệ, làm hại người ta đủ đường. Bởi vậy, trị bệnh phải xét cho kỹ. Xem rằng có phải dịch bệnh về khí hay không, nếu phải thì suy xét xem nó là khí ở kinh nào, hàn hay nhiệt, thực hay hư, rồi sẽ tùy chứng mà dùng thuốc, làm sao cho khí dương điều hòa, tự nhiên khỏi bệnh. Những bài thuốc trị khí chính là dự bị về những bệnh đó.

Theo sách thuốc gia truyền kinh nghiệm- chương 3, gồm 9 bài thuốc :

  1. Bổ trung ích khí thang
  2. Mộc hương thuận khí thang
  3. Ô dược thuận khí thang
  4. Tô tử giáng khí thang
  5. Việt cúc hoàng
  6. Thất khí thang
  7. Tứ thất thang
  8. Đinh hương thị đế thang
  9. Định xuyên thang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *